Vào thứ Hai, ngày 6 tháng 11 năm 2017, ảnh chụp một ống tiêm chứa một lượng dầu CBD được hiển thị trong phòng thí nghiệm nghiên cứu tại Đại học Bang Colorado ở Fort Collins, CO.
Theo một báo cáo sơ bộ của WHO được công bố tháng 11 năm 2017, hợp chất CBD hình thành tự nhiên là an toàn và được dung nạp tốt ở người (và các loài động vật), và không có liên hệ với bất kỳ tác dụng tiêu cực nào đối với y tế công cộng [PDF].
Một báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã không phát hiện những nguy cơ gây hại cho sức khoẻ, nhưng lại tìm thấy một số ứng dụng y học từ cannabidiol (còn được gọi tắt là CBD), bất chấp chính sách liên bang của Hoa Kỳ về hợp chất cannabinoid này.
Các chuyên gia còn nhận định thêm rằng CBD, một hợp chất không gây hiệu ứng tác động tâm thần được tìm thấy trong cần sa, không dẫn đến sự lệ thuộc về thể chất và “không có liên hệ với nguy cơ về lạm dụng”. WHO còn ghi lại rằng: khác với THC, chúng ta sẽ không cảm thấy ‘phê’ khi sử dụng CBD.
Họ đã viết, “Cho đến nay, không có bằng chứng nào về việc sử dụng CBD vì mục đích tiêu khiển, hay bất kỳ vấn đề y tế công cộng nào liên quan tới việc sử dụng CBD đơn thuần”. Trên thực tế, các bằng chứng nhận định rằng CBD làm dịu bớt những hiệu ứng từ THC (d ù là phấn chấn hay hoảng loạn), theo báo cáo này và các báo cáo khác.
Trong khi đó, các tác giả cũng chỉ ra rằng nghiên cứu đã chính thức khẳng định một số hiệu ứng tích cực từ CBD.
Đội ngũ của WHO xác định CBD “đã thể hiện là một phương thức điều trị hiệu quả đối với chứng động kinh” ở người lớn, trẻ em, và thậm chí các loài động vật; và có “những bằng chứng sơ bộ” về việc CBD có thể hữu ích trong điều trị bệnh Alzheimer, ung thư, loạn thần, bệnh Parkinson, và các bệnh hiểm nghèo khác.
Chú thích ảnh: Giám đốc điều hành kiêm đầu bếp trưởng Chris Sayegh của Herbal Chef đong liều lượng chiết xuất cần sa CBD khi ông chuẩn bị thực phẩm chữa bệnh cho một sự kiện tại Tacoma, Washington vào ngày 19 tháng 7 năm 2016.
Để ghi nhận những phát hiện tương tự trong những năm gần đây, báo cáo tiếp tục, “Một số nước đã điều chỉnh những hoạt động kiểm soát cấp quốc gia của họ để thừa nhận CBD là một sản phẩm y tế”.
Nhưng báo c áo lưu ý rằng Hoa Kỳ không nằm trong số các quốc gia ấy. Là một hợp chất trong cần sa, CBD vẫn thuộc Danh mục I của những chất bị kiểm soát, có nghĩa là chất này “có tiềm năng gây lạm dụng cao” dưới cách nhìn của chính quyền liên bang. Tuy vậy, các chuyên gia thấy rằng “việc sử dụng vì mục đích y tế dù không được phép” đối với CBD vẫn diễn ra tương đối phổ biến.
Đối với nhiều người sử dụng CBD tại Hoa Kỳ, hợp chất này hầu hết không được cấp phép. Tình trạng bất hợp pháp này tạo ra những vấn đề, nhất là khi nổi lên một phong trào những chiết xuất và dầu CBD được mua tại cửa hàng và qua mạng (chú yếu là gai dầu) đã cho phép các bệnh nhân tự xử lý quá trình điều trị (và những rủi ro khi mua một loại thuốc không thuộc điều chỉnh của pháp luật) một cách chủ động và tại chính nơi họ đang sinh sống.
Mặc dù bản thân CBD an toàn và thể hiện tính hữu ích đối với nhiều người sử dụng, song các chuyên gia trong ngành đã đưa ra những cảnh báo rằng không phải mọi chiết xuất cần sa đều được sản xuất đồng đều, tinh khiết, hay được áp dụng cùng phương pháp chiết xuất.
Và mặc dù các báo cáo về những phản ứng tiêu cực khi sử dụng CBD tinh khiết rất hãn hữu, các nhà nghiên cứu vẫn có thể nói rằng nguyên nhân không phải do riêng CBD gây ra. Họ lưu ý, “Những tác dụng không mong muốn được báo cáo có thể có nguyên nhân từ các tương tác thuốc giữa CBD và các loại dược phẩm mà bệnh nhân hiện đang sử dụng”.
Như tổ chức cải cách chính sách cần sa phi lợi nhuận NORML đã báo cáo, WHO hiện đang cân nhắc sửa đổi vị trí của CBD trong quy định phân loại chất của tổ chức này. Tháng 9 năm 2017, NORML đã đệ trình văn bản chứng thực tới Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) nhằm phản đối sự việc đưa vào thực thi những hạn chế trong tiếp cận CBD.
FDA, vốn đã liên tục từ chối cập nhật quan điểm của họ về các sản phẩm cần sa bất chấp một số lượng lớn và không ngừng gia tăng những bằng chứng về chủ đề này, là một trong số những cơ quan sẽ cố vấn cho WHO khi tổ chức này đưa ra đánh giá chung cuộc về CBD.
Có thể lần này FDA sẽ lắng nghe, và học hỏi được điều gì đó.
Báo cáo được trình bày bởi Uỷ ban Chuyên gia về Lệ thuộc Chất của WHO, và được soạn thảo dưới sự điều hành của Ban Thư Ký WHO, Cơ quan Thuốc Thiết yếu và Sản phẩm Y tế, các đơn vị Sáng kiến, Chính sách Tiếp cận và Sử dụng, Quản trị và Kiến thức.
Nguồn: Forbes
Bản quyền dịch thuật: Công ty HEMP SAPA đã được sự cho phép để dịch thuật tài liệu này. Nếu bạn muốn copy để post lại, vui lòng trích dẫn nguồn bài dịch.