CBD and management of nausea and vomiting

<tc>CBD - Giải pháp hứa hẹn trong kiểm soát nôn và buồn nôn</tc>

CBD - Giải pháp hứa hẹn trong kiểm soát nôn và buồn nôn

Nội dung chính
Tổng quan về Nôn và buồn nôn
CBD - Giải pháp mới trong kiểm soát nôn và buồn nôn
1. Giá trị trị liệu của CBD để kiểm soát buồn nôn / nôn thông qua các nghiên cứu
2. Chọn đúng liều lượng
3. Cách sử dụng
4. Lưu ý khi sử dụng CBD trong hỗ trợ điều trị nôn/buồn nôn
5. Tương tác thuốc - CBD
Kết luận
Tài liệu tham khảo

Tổng quan về nôn và buồn nôn

Buồn nôn là cảm giác khó chịu ở dạ dày và thường xảy ra trước khi nôn. Nôn mửa là quá trình tống xuất thức ăn trong dạ dày qua đường miệng. Những tình trạng này có liên quan đến nhiều nguyên nhân khác nhau và có thể được ngăn ngừa.
Nguyên nhân gây buồn nôn
- Trong một số trường hợp, buồn nôn là triệu chứng của bệnh, nhưng một số người lại rất nhạy cảm với một số loại thực phẩm, say tàu xe, thuốc men. Tất cả những điều này có thể dẫn đến buồn nôn và nôn. Các nguyên nhân phổ biến được liệt kê dưới đây
- Các vấn đề về đường tiêu hóa: Những vấn đề này bao gồm táo bón, bệnh trào ngược dạ dày thực quản, hội chứng ruột kích thích, bệnh gan.
- Hệ thần kinh trung ương: Buồn nôn và nôn là triệu chứng của đột quỵ, tăng áp lực nội sọ, chấn thương đầu, say tàu xe.
- Tình trạng tâm thần: Lo lắng hoặc trầm cảm có thể gây buồn nôn và nôn
- Các tình trạng khác: Mang thai, bệnh tim mạch, hậu phẫu, mùi độc hại, ngộ độc thực phẩm, v.v.
- Buồn nôn và nôn cũng là những tác dụng phụ thường gặp khi sử dụng thuốc, chẳng hạn như kháng sinh, ngừng thuốc đột ngột và opioid.
Nguyên nhân của buồn nôn phụ thuộc vào tuổi và thời gian khởi phát. Ví dụ, nếu cảm giác buồn nôn xuất hiện ngay sau bữa ăn, nó có thể là do ngộ độc thực phẩm. Đối với trẻ em, các nguyên nhân phổ biến là nhiễm virus, ăn quá nhiều, ho và táo bón.
Nói chung, buồn nôn / nôn là vô hại, tuy nhiên nó có thể là dấu hiệu hoặc triệu chứng của bệnh tật. Đó có thể là các tình trạng nhẹ hoặc nặng, chẳng hạn như đột quỵ, viêm màng não, u não hoặc viêm ruột thừa.
Ở một số đối tượng đặc biệt, chẳng hạn như trẻ nhỏ, chúng có nguy cơ bị mất nước, đặc biệt là nếu chúng bị tiêu chảy vì chúng không thể giao tiếp và mô tả các triệu chứng. Tình trạng nôn trớ nhiều lần ở phụ nữ mang thai có thể dẫn đến những biến chứng nặng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của thai nhi do mất cân bằng dịch thể và chất điện giải trong cơ thể.
Nếu buồn nôn / nôn kèm theo máu trong chất nôn, đau đầu dữ dội, bất tỉnh, tiêu chảy, bạn phải đến cơ sở y tế ngay lập tức.
Biện pháp ngăn ngừa nôn và buồn nôn
- Ăn nhiều bữa nhỏ
- Ăn những gì mà bạn thấy hợp
- Uống nhiều chất lỏng: nước, nước trái cây không đường, trà hoặc nước gừng. Tốt nhất, bạn nên uống một lượng nhỏ nước trong ngày, thay vì uống một lượng lớn ít thường xuyên hơn.
- Tránh mùi khó chịu
- Làm cho bản thân thoải mái, bao gồm thư giãn sau khi ăn, chú ý đến các hoạt động khác, v.v.
- Các liệu pháp bổ sung: bạn có thể xem xét các biện pháp thay thế, chẳng hạn như liệu pháp hương thơm, châm cứu để giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn khi sử dụng thuốc
- Các biện pháp tự chăm sóc này có thể giúp bạn ngăn ngừa buồn nôn và nôn, nhưng chúng không thể thay thế thuốc chống nôn trong một số tình trạng, chẳng hạn như hóa trị liệu liên quan đến buồn nôn, mang thai và các triệu chứng của các bệnh khác.
Phòng ngừa và điều trị buồn nôn / nôn?
Điều trị bằng thuốc có thể được bắt đầu để ngăn ngừa và kiểm soát buồn nôn / nôn do say tàu xe, mang thai, hóa trị và sau phẫu thuật.
Trong thai kỳ, phụ nữ có thể sử dụng viên gừng hoặc pyridoxine với tình trạng buồn nôn / nôn nhẹ và thuốc kháng histamin đối với tình trạng vừa và dai dẳng.
Hầu hết những người đang hóa trị đều nhận được thuốc chống nôn để ngăn ngừa buồn nôn và nôn. Tùy thuộc vào tình trạng của bạn, bác sĩ có thể kê đơn thuốc dựa trên loại thuốc hóa trị, phản ứng của bệnh nhân. Chúng bao gồm ondansetron, thuốc kháng histamin và thuốc kháng cholinergic. Bên cạnh hiệu quả, tất cả các thuốc chống nôn đều có tác dụng phụ, chẳng hạn như an thần, táo bón, nhức đầu và bác sĩ phải cân bằng giữa các tác dụng phụ có thể xảy ra với lợi ích giảm triệu chứng.

CBD - Giải pháp mới trong kiểm soát nôn và buồn nôn

Các nghiên cứu gần đây chứng minh rằng hệ thống endocannabinoid đóng một vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh cảm giác buồn nôn và nôn ở người và động vật. Kết quả từ các thí nghiệm trên động vật cho thấy các hợp chất cannabinoid có thể hữu ích đối với chứng buồn nôn và nôn khó kiểm soát vốn ít được điều trị triệt để bằng các loại thuốc chống nôn hiện có. Bên cạnh THC, CBD là một cannabinoid không tác động đến thần kinh dường như có khả năng ngăn chặn cảm giác buồn nôn và nôn mửa. Trong phần sau, chúng tôi cung cấp một đánh giá về các nghiên cứu về việc sử dụng CBD để kiểm soát buồn nôn / nôn.
Giá trị trị liệu của CBD để kiểm soát buồn nôn / nôn thông qua các nghiên cứu
Cần sa giúp giảm triệu chứng buồn nôn ngay trong thời gian ngắn
Trong một nghiên cứu có tiêu đề là hiệu quả của các sản phẩm từ cần sa trong hỗ trợ điều trị chứng buồn nôn, được công bố trên tạp chí Clinical Gastroenterology, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng đại đa số bệnh nhân (96%) sử dụng các sản phẩm cần sa để điều trị buồn nôn cho thấy triệu chứng sẽ nhanh chóng thuyên giảm trong vòng một giờ. Nghiên cứu dựa trên dữ liệu thu thập từ 2000 lượt sử dụng cần sa được ghi lại bởi 880 người sử dụng Releaf App, một phần mềm di động để giúp khách hàng sử dụng cần sa quản lý việc tiêu thụ cần sa của họ [1].
Sơ bộ về hiệu quả và tính an toàn của chiết xuất cần sa sử dụng thông qua niêm mạch mũi trong trường hợp buồn nôn / nôn do hóa trị liệu.
Mặc dù đã có nhiều tiến bộ trong điều trị chống nôn, nhiều bệnh nhân vẫn chịu đựng tình trạng nôn/buồn nôn do hóa trị. Thử nghiệm được thiết kế để đánh giá khả năng dung nạp, hiệu quả của thuốc từ cần sa có chứa CBD và THC, bổ sung thêm vào liệu pháp chống nôn tiêu chuẩn để kiểm soát buồn nôn và nôn. Những người tham gia được dùng thuốc chống nôn sẵn có, và được ngẫu nhiên dùng thuốc có thành phần chiết xuất từ cần sa hoặc giả dược sau 120 giờ hóa trị. Tiêu chí chính là tỷ lệ bệnh nhân có đáp ứng hoàn toàn hoặc một phần với điều trị chống nôn. Có 7 bệnh nhân dùng thuốc cần sa và 9 bệnh nhân dùng giả dược. Vào cuối thử nghiệm, tỷ lệ bệnh nhân có đáp ứng hoàn toàn cao hơn cho thấy ở nhóm sử dụng cần sa với liều lượng trung bình hàng ngày là khoảng 5 lần xịt. Không có tác dụng phụ nghiêm trọng nào được báo cáo ở cả hai nhóm. So với các liệu pháp tiêu chuẩn, kết hợp thuốc từ Cần sa với thuốc chống nôn thông thường giúp tăng hiệu quả chống buồn nôn / nôn tốt hơn và được dung nạp tốt [2].
Ảnh hưởng của THC và CBDA (Cannabidiolic acid - một dẫn xuất của CBD) đối với tình trạng buồn nôn cấp tính trên chuột
Một số bằng chứng cho thấy THC và CBDA có lợi trong việc giảm các triệu chứng buồn nôn, nhưng tác dụng kết hợp của chúng vẫn chưa được hiểu rõ. Do đó, một nhóm nghiên cứu Canada đã thiết kế một nghiên cứu để khám phá những lợi ích tiềm năng của THC và CBDA để điều trị chứng buồn nôn cấp tính ở chuột. Liều kết hợp của THC và CBDA đặc biệt hiệu quả trong điều trị buồn nôn. Ngoài ra, các tác giả cho rằng liều cao CBDA có thể làm giảm ảnh hưởng của THC gây ra đối với việc học tập [3].
Hiệu quả của Dronabinol (một dẫn xuất THC) đơn lẻ và kết hợp với ondansetron so với ondansetron trong điều trị buồn nôn và nôn do hóa trị liệu
Thử nghiệm này là một nghiên cứu mù đôi có đối chứng với giả dược và tương đối đáng tin cậy. Những người tham gia được điều trị chống nôn tiêu chuẩn với ondansetron và dexamethasone với giả dược hoặc Dronabinol. Nhóm nghiên cứu đã sử dụng thang điểm trực quan để đánh giá mức độ buồn nôn. 64 bệnh nhân được chia ngẫu nhiên thành 3 nhóm, bao gồm sử dụng ondansetron, dronabinol và kết hợp chúng. Giảm triệu chứng buồn nôn nhiều hơn đáng kể ở nhóm điều trị tích cực (kết hợp ondansetron và dronabinol) và mức độ buồn nôn thấp nhất ở những bệnh nhân được điều trị bằng dronabinol. Kết luận, các tác giả cho rằng dronabinol và ondansetron có hiệu quả tương tự để điều trị chứng buồn nôn do hóa trị [4].
Chọn đúng liều lượng CBD
Không có một mức liều phù hợp cho tất cả mọi người dùng. Liều dùng tối ưu chủ yếu phụ thuộc vào một loạt các yếu tố, chẳng hạn như trọng lượng cơ thể, khả năng đáp ứng, mức độ các triệu chứng, chuyển hóa, v.v. Những yếu tố này có thể mang lại hiệu quả riêng cho từng người dùng. Chú ý rằng bạn nên theo dõi đáp ứng sau mỗi lần dùng thuốc. Hiệu quả của thuốc có thể không xuất hiện ngay lập thức. Ngay sau khi bạn nhận thấy những tác động tích cực, hay ghi lại và duy trì tại mức liều đó.
Bắt đầu với liều 20 miligam mỗi ngày (sử dụng hai hoặc ba lần hàng ngày) và tăng liều dần dần để đạt được hiệu quả mong muốn. Không tăng hoặc giảm liều của bạn thường xuyên hơn hoặc lâu hơn so với khuyến cáo. Tình trạng của bạn có thể không cải thiện nhanh hơn, ngược lại nguy cơ mắc các tác dụng phụ sẽ tăng lên.
Các dạng CBD được khuyến nghị là viên nang CBD và dầu CBD. So với viên nang, dầu CBD được sử dụng linh hoạt hơn vì nó có thể được nhỏ dưới lưỡi, hút vape, tẩm vào thực phẩm hoặc mỹ phẩm.
Cách sử dụng
Sử dụng viên nang là cách đơn giản và thuận tiện nhất để dùng CBD. Bạn chỉ cần uống viên nang với khoảng 300ml nước. Hạn chế của đường uống là sinh khả dụng thấp và thời gian khởi phát tác dụng lâu hơn so với ngậm dưới lưỡi hoặc hút vape.
Có rất nhiều cách để sử dụng dầu CBD và chúng tôi sẽ cung cấp hai phương pháp phổ biến và hiệu quả nhất để sử dụng dầu CBD trong phần này.
Phương pháp ngậm CBD dưới lưỡi cũng cực kỳ đơn giản. Dầu CBD cần được đặt/ngậm dưới lưỡi và giữ từ 60 đến 120 giây và không nuốt để có đủ thời gian cho CBD khuếch tán hoàn toàn qua các tế bào biểu mô. Phương pháp này áp dụng với cả dầu hoặc cồn CBD. Bạn phải ngậm CBD dưới lưỡi vì các vùng khác nhau của khoang miệng có thể không đủ khả năng thẩm thấu để CBD có thể khuếch tán vào máu. Dùng CBD ngậm dưới lưỡi giúp khởi phát tác dụng nhanh và sinh khả dụng cao.
Hút vape CBD có vẻ khó hơn một chút so với phương pháp ngậm CBD dưới lưỡi. Bước đầu tiên để hút vape đúng cách là xác định chính xác lượng CBD bạn tiêu thụ mỗi lần. Nếu ban đầu bạn cảm thấy không tự tin, bạn nên bắt đầu với lựa chọn dễ dàng nhất. Cartridge và pod là những công cụ đơn giản nhất cho người mới dùng. Bút vape có thể nạp lại có cấu tạo phức tạp hơn một chút, nhưng về lâu dài sẽ tiết kiệm chi phí hơn. Điều quan trọng là phải đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng.
Hút vape CBD có vẻ khó hơn một chút so với phương pháp ngậm CBD dưới lưỡi. Bước đầu tiên để hút vape đúng cách là xác định chính xác lượng CBD bạn tiêu thụ mỗi lần. Nếu ban đầu bạn cảm thấy không tự tin, bạn nên bắt đầu với lựa chọn dễ dàng nhất. Cartridge và pod là những công cụ đơn giản nhất cho người mới dùng. Bút vape có thể nạp lại có cấu tạo phức tạp hơn một chút, nhưng về lâu dài sẽ tiết kiệm chi phí hơn. Điều quan trọng là phải đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng.
Lưu ý khi sử dụng CBD trong hỗ trợ điều trị nôn/buồn nôn
Cách lựa chọn sản phẩm chứa CBD phù hợp nhất cho bệnh viêm xương khớp
Trao đổi với bác sĩ của bạn về các triệu chứng, đáp ứng với CBD, một số tác dụng phụ,… để đảm bảo việc sử dụng CBD đạt hiệu quả nhất.
Không tự ý dùng thuốc và các sản phẩm bảo vệ sức khỏe (bao gồm thuốc kê đơn, thuốc không kê đơn, thảo dược, vitamin bổ sung) trừ khi bạn đã thảo luận với bác sĩ trước đó.
Đối với các sản phẩm chứa CBD, chúng được sản xuất bởi công ty chứng minh được:
Sản phẩm được kiểm nghiệm bởi bên thứ ba
Chứng nhận kinh doanh của công ty
Phiếu kiểm nghiệm gốc của sản phẩm (COA), không chứa hơn 0,3% THC và đạt các tiêu chí khi kiểm tra về kim loại nặng, thuốc trừ sâu, v.v.
Nguồn nguyên liệu rõ ràng
Thông tin sản phẩm đầy đủ (Nhãn hiệu, hàm lượng CBD, thành phần, hiệu lực, đường dùng, chỉ định, hướng dẫn)
Đánh giá của khách hàng
Không bị cảnh báo bởi FDA hoặc các cơ quan quản lý dược phẩm
Nếu bạn sử dụng CBD bằng cách ngậm dưới lưỡi hoặc vaping, có một số điều bạn nên lưu ý. Chúng tôi sẽ cung cấp thông tin chi tiết trong phần sau.
Ngậm CBD dưới lưỡi
Lắc kỹ trước khi sử dụng
Xác định số giọt phù hợp với liều lượng CBD tiêu thụ mỗi lần
Bắt đầu với liều thấp như chúng tôi khuyến cáo ở trên và tăng liều để thu được tác dụng mong muốn.
Ngậm CBD dưới lưỡi trong ít nhất 60 giây
Vô tình nuốt phải dầu CBD sẽ không gây ra bất kỳ rủi ro nào cho cơ thể của bạn. Tuy nhiên, một khi bạn nuốt phải, đồng nghĩa với bạn không nhận được lợi ích như khi đặt dưới lưỡi. Thay vào đó, bạn đang sử dụng CBD như những loại thực phẩm khác, CBD phải trải qua quá trình tiêu hóa, chuyển hóa trước khi được hấp thu vào máu và khởi phát tác dụng. Mặc dù nó không nguy hiểm, nhưng sinh khả dụng và thời gian khởi phát tác dụng của CBD sẽ bị ảnh hưởng.
Ngậm CBD dưới lưỡi sẽ giúp CBD được hấp thu trực tiếp vào máu, nên bạn không phải lo lắng khi dùng cùng thức ăn.
Sau khi ngậm đủ thời gian cần thiết, bạn có thể ăn uống tùy tích, tốt nhất nên đợi khoảng vài phút trước khi sử dụng thực phẩm.
Ngậm CBD dưới lưỡi hoàn toàn không gây vàng răng hoặc làm hơi thở bạn có mùi khó chịu.
Hút vape CBD
Xác định chính xác liều lượng CBD bạn cần dùng và dụng cụ hút phù hợp với bạn.
Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, đặc biệt nếu bạn là người dùng mới.
Chờ từ 5 - 10 phút giữa các lần hút và theo dõi đáp ứng của bạn với CBD.
Luôn bắt đầu với liều lượng thấp và tăng dần theo đáp ứng của cơ thể tới liều tối ưu.
Sau khi hít, bạn nên kiểm tra tuổi thọ của pin hoặc vệ sinh bình chứa vape nếu cần.
Tương tác thuốc
Những người đang cân nhắc hoặc đang sử dụng sản phẩm CBD nên trao đổi và tham vấn việc sử dụng CBD với bác sĩ của họ, đặc biệt nếu bạn đang dùng các loại thuốc khác hoặc có các bệnh lý, chẳng hạn như bệnh thận, bệnh gan, suy tim hoặc tình trạng suy giảm miễn dịch. Tư vấn từ Dược sĩ cũng là nguồn thông tin đáng tin cậy để giúp bạn tìm hiểu về tương tác của CBD với các chất thực phẩm bổ sung, thuốc không kê đơn hoặc thuốc được kê đơn.
Kết luận
Thông qua nhiều nghiên cứu và thử nghiệm lâm sàng khác nhau, CBD đã được chứng minh như là một biện pháp nhiều tiềm năng trong kiểm soát buồn nôn và nôn. Nếu bạn đang có dự định sử dụng CBD để kiểm soát buồn nôn và nôn, bạn nên trao đổi với với bác sĩ của bạn, họ có thể giúp bạn xác định cách hiệu quả nhất và an toàn nhất để dùng CBD.
Tài liệu tham khảo
1. http://news.unm.edu/news/cannabis-offers-mmediate-relief-from-symptoms-of-nausea-but-product-use-matters
2. https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/21039759/
3. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3165951/
4. https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/26381155/


Quay lại blog