CBD for Depression: Does it help and how to use it?

CBD cho bệnh trầm cảm: Nó có hữu ích không và làm thế nào để sử dụng nó?

Mục lục

1. Tổng quan về trầm cảm

2. Nguyên nhân

3. Điều trị trầm cảm

4. Các nghiên cứu về CBD và trầm cảm

5. Chọn đúng liều CBD

6. Cách sử dụng

7. Lưu ý khi sử dụng CBD để điều trị trầm cảm

8. Phản hồi của khách hàng

Tổng quan về bệnh trầm cảm


Trầm cảm là căn bệnh phổ biến trên toàn thế giới, ước tính có khoảng 280 triệu người bị ảnh hưởng, với tỉ lệ xuất hiện khoảng 5% ở người trưởng thành và 5,7% ở người lớn trên 60 tuổi. Trầm cảm khác với những thay đổi về cảm xúc hoặc những dao động tâm trạng xuất hiện trong khoảng thời gian ngắn. Đặc biệt, khi triệu chứng bệnh tái phát nhiều lần với mức độ ảnh hưởng từ trung bình đến nghiêm trọng, trầm cảm trở thành tình trạng sức khỏe đáng lưu tâm. Căn bệnh này có thể làm giảm hiệu suất làm việc và chất lượng cuộc sống. Trong trường hợp xấu nhất, những suy nghĩ và kế hoạch tự tử có thể xuất hiện và đây là nguyên nhân gây tử vọng xếp hàng thứ tư trong ddooij tuổi từ 15 đến 29.

Mặc dù bệnh trầm cảm không còn xa lạ với giới y khoa, nhưng vẫn còn nhiều khoảng xám trong điều trị căn bệnh này với 75% người dân ở các quốc gia có thu nhập thấp hoặc trung bình không được điều trị do thiếu nguồn lực và dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Ngoài những vấn đề nêu trên, ở nhiều quốc gia trên thế giới, việc tiếp cận với các loại thuốc, phương pháp điều trị và chẩn đoán hiệu quả cũng là một rào cản lớn, đặt ra nhiều thách thức trong quản lý căn bệnh này.

Trầm cảm (Hay còn gọi là tình trạng rối loạn trầm cảm nặng) là một bệnh nội khoa phổ biến ảnh hưởng tiêu cực đến cảm xúc, suy nghĩ và cách bạn hành động. Tuy nhiên, thật may mắn là trầm cảm có thể được điều trị. Trầm cảm có thể dẫn đến một loạt các triệu chứng về cảm xúc, triệu chứng cơ năng, suy giảm chất lượng cuộc sống cũng như hiệu quả làm việc.

Biểu hiện bệnh rất đa dạng, với nhiều mức độ từ nhẹ đến nặng:

· Cảm xúc tiêu cực xuất hiện cả ngày

· Giảm sự thích thú đối với các hoạt động giải trí hàng ngày

· Cảm thấy buồn chán

· Mệt mỏi, thiếu năng lượng

· Thay đổi cân nặng

· Cảm thấy vô ích

· Thiếu tập trung, giảm khả năng đưa ra quyết định

· Mất ngủ

· Suy nghĩ tự tử xuất hiện nhiều lần và lặp lại

Bệnh nhân được chẩn đoán mắc trầm cảm khi xuất hiện ít nhất 5 trong số các triệu chứng trên trong thời gian 2 tuần liên tiếp và ảnh hưởng trầm trọng tới các hoạt động hàng ngày.

Nguyên nhân

Trầm cảm là bệnh lý phức tạp có liên quan đến các yếu tố xã hội, tâm lý và quá trình sinh lý. Hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa biết chính xác nguyên nhân gây ra trầm cảm, tuy nhiên một số yếu tố liên quan đến khởi phát bệnh lý này đã được làm rõ, bao gồm:

Cuộc sống và công việc nhiều áp lực: Chẳng hạn như việc thất nghiệp, biến cố buồn thời thơ ấu và thậm chí là những sự kiện có ảnh hưởng tích cực tới bạn, như chuẩn bắt đầu một công việc mới hoặc tham dự lễ tốt nghiệp cũng có thể dẫn đến trầm cảm.

Gây ra bởi các bệnh lý khác: Sự thay đổi nội tiết tố nữ trong chu kỳ kinh nguyệt, phụ nữ sau sinh có thể dễ bị trầm cảm. Ngoài ra, một số triệu chứng bệnh lý chẳng hạn như cơn đau ngực, tăng huyết áp hoặc rối loạn vận động trong bệnh Parkinson cũng khiến bạn bị trầm cảm do không thể thực hiện được các công việc thường ngày hoặc ám ảnh bởi các triệu chứng của bệnh.

Trầm cảm gây ra bởi thuốc: Một số loại thuốc dễ gây trầm cảm cho người sử dụng là Isotretinoin trong điều trị mụn trứng cá, thuốc chẹn beta để điều trị bệnh tim mạch, thuốc chống viêm corticoid.

Lạm dụng chất kích thích: Sử dụng rượu khiến bạn cảm thấy dễ chịu hơn, nhưng về lâu dài nó lại khiến bạn dễ bị trầm cảm. Gần 30% những người có vấn đề về lạm dụng chất gây nghiện cũng bị trầm cảm với các biểu hiện lâm sàng nghiêm trọng.

Một số yếu tố nguy cơ khác: Di truyền, tiền sử gia đình, giới tính (nữ có tỉ lệ mắc trầm cảm cao hơn nam), độ tuổi 18-29, người có tính cách tự ti.

Về mặt sinh lý bệnh, các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng nồng độ và chức năng của các chất dẫn truyền thần kinh như serotonin, dopamine, norepinephrine và GABA bị suy giảm ở những bệnh nhân trầm cảm. Những hợp chất này đóng một vai trò quan trọng trong điều hòa giấc ngủ, hành vi, tâm trạng và cảm giác thèm ăn.

Một số vùng trong não của những người bị trầm cảm xuất hiện những dấu hiệu khác thường. Ví dụ, sự tăng hoạt động của trục dưới đồi - tuyến yên - tuyến thượng thận có thể thúc đẩy bài tiết quá mức cortisol dẫn đến các triệu chứng lâm sàng của bệnh trầm cảm. Một giả thuyết khác là căng thẳng trong thời gian dài và nồng độ cortisol cao có thể làm giảm biểu của yếu tố BDNF có nguồn gốc từ não, hợp chất được biết đến với vai trò điều chỉnh sự phát triển, trưởng thành và tồn tại của tế bào thần kinh và bằng chứng cho thấy ở những bệnh nhân trầm cảm, mức độ BDNF thấp hơn so với người bình thường.

Điều trị trầm cảm


Mặc dù nguyên nhân chính xác của bệnh trầm cảm vẫn chưa được khám phá đầy đủ, nhưng các phương pháp điều trị ngày nay có thể kiểm soát và quản lý hiệu quả triệu chứng của bệnh. Nhìn chung, việc kết hợp liệu pháp không dùng thuốc và điều trị sử dụng thuốc mang lại hiệu quả tốt nhất trong điều trị trầm cảm.

Các liệu pháp thay đổi lối sống có thể làm giảm bớt các triệu chứng của bệnh trầm cảm. Điều chỉnh lối sống được coi là liệu pháp hỗ trợ, được sử dụng cùng với liệu pháp tâm lý và / hoặc thuốc chống trầm cảm để có kết quả tốt hơn. Thay đổi lối sống bao gồm tập thể dục thường xuyên, ngủ đủ giấc, dành thời gian chăm sóc bản thân, tham gia các hoạt động giải trí, ăn uống lành mạnh và tránh rượu.

Ở những bệnh nhân trầm cảm nhẹ đến trung bình không muốn điều trị bằng thuốc hoặc không vì tác dụng phụ của thuốc, liệu pháp tâm lý được chứng minh có hiệu quả tương đương với việc dùng thuốc. Bên cạnh đó, liệu pháp tâm lý giúp bệnh nhân sử dụng thuốc chống trầm cảm đáp ứng tốt hơn với điều trị bằng dược phẩm. Trong liệu pháp tâm lý, bệnh nhân sẽ được nói chuyện với các nhà trị liệu để xác định và học cách đối phó với các yếu tố góp phần gây ra cảm giác tiêu cực. Liệu pháp nhận thức hành vi và liệu pháp trao đổi giữa các cá nhân là hai biện pháp phổ biến được sử dụng để điều trị trầm cảm.

Trong số các phương pháp điều trị trầm cảm hiện nay, sử dụng thuốc chống trầm cảm là phương pháp phổ biến nhất để điều trị các triệu chứng của bệnh. Dùng thuốc chống trầm cảm cùng với các biện pháp không dùng thuốc được chứng minh là có lợi hơn cho bệnh nhân trầm cảm so với chỉ sử dụng thuốc. Thông thường, thuốc chống trầm cảm thường mất 2 - 4 tuần để mang lại hiệu quả lâm sàng, và bạn nên tiếp tục dùng thuốc trong 6 - 8 tuần để theo dõi sự cải thiện của các triệu chứng trầm cảm. Để phòng bệnh trầm cảm tái phát, người bệnh phải duy trì điều trị bằng thuốc từ 6 - 9 tháng, thậm chí 2 năm trong trường hợp có nguy cơ tái phát cao. Trong số điều trị bằng thuốc, thuốc ức chế tái hấp thu chọn lọc serotonin (SSRI) và ức chế tái hấp thu serotonin norepinephrine (SNRIs) là những lựa chọn hàng đầu, chỉ được chuyển sang dùng nhóm thuốc khác khi không có cải thiện triệu chứng hoặc bệnh nhân không thể tuân thủ thuốc do tác dụng phụ. Các loại thuốc hàng thứ hai hoặc thứ ba bao gồm thuốc chống trầm cảm không điển hình, MAOi, thuốc chống trầm cảm ba vòng (TCA) thường không được kê đơn trừ khi bạn đã sử dụng các thuốc SSRI hoặc SNRI mà không mang lại hiệu quả.

Để đạt được kết quả tốt nhất khi dùng thuốc chống trầm cảm, bạn phải tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ, liên hệ với các chuyên gia chăm sóc sức khỏe để theo dõi các tác dụng phụ và đáp ứng điều trị, và quan trọng nhất là áp dụng kết hợp điều trị bằng thuốc với thay đổi lối sống và / hoặc liệu pháp tâm lý.

CBD – Giải pháp tiềm năng trong điều trị trầm cảm

Như chúng tôi đã đề cập ở trên, trầm cảm là bệnh lý phức tạp với triệu chứng đa dạng và liên quan đến nhiều yếu tố như áp lực trong cuộc sống, những sang chấn tâm lý,…. Có nhiều phương pháp điều trị với tỷ lệ thành công khác nhau, tuy nhiên hiệu quả của các loại thuốc chống trầm cảm đang sử dụng còn hạn chế, đặc biệt là là tỉ lệ bệnh nhân tái phát triệu chứng sau khi được điều trị khỏi còn cao. Trong số các phương pháp điều trị, thuốc ức chế tái hấp thu serotonin chọn lọc (SSRI) và liệu pháp hành vi nhận thức (CBT) là những phương pháp điều trị đầu tay đối với bệnh trầm cảm. Mặc dù SSRIs thường được kê đơn trên toàn thế giới và được dung nạp tốt hơn những loại khác, nhưng chúng vẫn tồn tại nhiều tác dụng phụ, chẳng hạn như rối loạn cương dương, buồn nôn, mất ngủ, buồn ngủ, lú lẫn và khi ngừng sử dụng, bệnh nhân có thể gặp triệu chứng cai thuốc.

Theo một phân tích hệ thống thu thập dữ liệu từ FDA về các báo cáo được phê duyệt của 62 thử nghiệm thuốc chống trầm cảm, các tác giả chỉ ra rằng nhiều bệnh nhân không đáp ứng với SSRI với 60% bệnh nhân trầm cảm nhận thấy triệu chứng bệnh vẫn chưa được điều trị dứt điểm ngay cả sau khi điều trị bằng nhóm thuốc SSRI và 33% được chẩn đoán trầm cảm kháng trị. Ngoài ra, việc không tuân thủ do tác dụng phụ gây ra có thể làm ảnh hưởng đến việc bắt đầu dùng thuốc và là nguyên nhân chủ yếu khiến bệnh nhân bỏ thuốc. Các chuyên gia gợi ý rằng những khoảng xám trong sử dụng thuốc chống trầm cảm có liên quan đến sự hiểu biết không đầy đủ của chúng ta về cơ chế của chứng rối loạn này. Vì vậy, nhiều nỗ lực đã được thực hiện để thu hẹp khoảng cách trong điều trị trầm cảm, bao gồm cả việc phát triển các loại thuốc chống trầm cảm mới với ít tác dụng phụ hơn và tỷ lệ điều trị thành công cao.

Hiện nay, đã có bằng chứng cho thấy hoạt động của hệ thống endocannabinoid (ECS) bị suy giảm trong bệnh trầm cảm, dẫn đến biểu hiện bệnh. Do đó, một số hợp chất thực vật trong cây cần sa sativa, chẳng hạn như CBD, với tác động trên hệ thống ECS, đã thu hút sự quan tâm cho việc sử dụng chữa bệnh trầm cảm. CBD là hợp chất cannabinoid chính có nguồn gốc trực tiếp từ cây cần sa và cây gai dầu. Thông qua tương tác với hệ thống ECS, CBD liên quan đến một loạt các chức năng sinh lý, cụ thể là điều hòa cảm xúc và nhận thức. Không giống như THC, CBD không có nguy cơ phụ thuộc hoặc lạm dụng thuốc ở người.

Có vẻ như những bệnh nhân trầm cảm có thể bắt đầu sử dụng CBD để giảm bớt các triệu chứng và xu hướng ngày càng phổ biến. Điều quan trọng là phải xác định xem liệu CBD có hiệu quả để kiểm soát bệnh trầm cảm hay không. Trong tiếp theo, chúng tôi sẽ cung cấp một số nghiên cứu về tác dụng chống trầm cảm của CBD được tiến hành trên cả mô hình động vật và con người.

Các nghiên cứu về CBD và bệnh trầm cảm

Tác dụng chống trầm cảm của Cannabidiol và axit Cannabidiolic ở chuột bị trầm cảm: Nghiên cứu trên mô hình động vật


Mục tiêu của nghiên cứu là khám phá thêm những lợi ích của CBD trong việc điều trị các triệu chứng trầm cảm. Nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu Israel vào năm 2017 và được công bố trên tạp chí Neuropsychopharmacology ở Châu u. Trong nghiên cứu đó, những con chuột đã được sử dụng axit Cannabidiolic (một dẫn xuất của CBD) và trải qua bài kiểm tra bơi cưỡng bức, một thử nghiệm thường được sử dụng để đánh giá tác trên dụng hành vi của thuốc chống trầm cảm. Kết luận của nghiên cứu cho thấy rằng axit Cannabidiolic cải thiện tình triệu chứng hành vị của chuột bị trầm cảm, với thời gian nằm bất động giảm và thời gian cố gắng bơi tăng lên. [1]

CBD tạo ra các tác dụng giống như thuốc chống trầm cảm nhanh chóng và bền vững thông qua việc gia tăng yếu tố BDNF: Nghiên cứu trên mô hình động vật

Mục đích của nghiên cứu này là tìm kiếm xem liệu CBD có thể tạo ra tác dụng chống trầm cảm nhanh chóng và bền vững để giải quyết độ trễ trong thời gian khởi phát tác dụng của các loại thuốc chống trầm cảm hiện tại hay không. Những con chuột Thụy Sĩ dùng liều CBD 7-30 mg / kg và thực hiện thử nghiệm bơi bắt buộc sau 30 phút và 7 ngày sử dụng CBD. Kết quả cho thấy tác động của CBD nhanh và ổn định có thể liên quan đến sự thay đổi trong quá trình kích hoạt con đường BDNF. (Ở những bệnh nhân trầm cảm, nồng độ BDNF trong não thấp hơn nhiều so với dân số bình thường). [2]

Nghiên cứu đời thực về tác động của cần sa đối với cảm xúc tiêu cực

Một ứng dụng có tên Strainport đã thu thập dữ liệu do người dùng cần sa y tế cung cấp để theo dõi các triệu chứng trầm cảm, lo lắng và căng thẳng. Trong nhóm sử dụng CBD, các nhà nghiên cứu cho rằng cần sa làm giảm đáng kể xếp hạng ảnh hưởng của cảm xúc tiêu cực, chẳng hạn như trầm cảm, lo lắng và căng thẳng trong thời gian ngắn. Cần sa có hàm lượng THC thấp và CBD cao dường như có hiệu quả để làm giảm các triệu chứng trầm cảm, trong khi loại có hàm lượng THC cao / CBD thấp có hiệu quả làm giảm các triệu chứng căng thẳng hơn. [3]

Sử dụng CBD ở thiếu niên bị trầm cảm và lạm dụng chất gây nghiện: Báo cáo ca lâm sàng

Một thiếu niên nữ 16 tuổi bị rối loạn lạm dụng chất kích thích, trầm cảm nặng và ám ảnh xã hội đã được sử dụng viên nang CBD với liều khởi đầu 100mg sau khi điều trị không thành công với thuốc chống trầm cảm. Liều đã được điều chỉnh lên đến 600 mg trong vòng 8 tuần. Sau khi điều trị bằng CBD và đồng thời ngừng sử dụng các loại thuốc chống trầm cảm hiện tại, bệnh nhân đã cải thiện các triệu chứng trầm cảm cũng như lo lắng, bao gồm cảm giác ám ảnh, tự cách ly bản thân. Đây là báo cáo đầu tiên về việc sử dụng CBD ở bệnh nhân trầm cảm và lạm dụng nhiều chất gây nghiện. [4]


Chọn liều dùng CBD phù hợp

Không có một mức liều phù hợp cho tất cả mọi người dùng. Liều dùng tối ưu chủ yếu phụ thuộc vào một loạt các yếu tố, chẳng hạn như trọng lượng cơ thể, khả năng đáp ứng, mức độ các triệu chứng, chuyển hóa, v.v. Những yếu tố này có thể mang lại hiệu quả riêng cho từng người dùng. Chú ý rằng bạn nên theo dõi đáp ứng sau mỗi lần dùng thuốc. Hiệu quả của thuốc có thể không xuất hiện ngay lập thức. Ngay sau khi bạn nhận thấy những tác động tích cực, hay ghi lại và duy trì tại mức liều đó.

Thông thường, người dùng nên bắt đầu với liều 20 miligam mỗi ngày (dùng hai lần hoặc ba lần một ngày) và tăng liều dần dần để đạt được hiệu quả mong muốn.

Các dạng dùng được khuyến nghị là viên nang CBD, dầu CBD ngậm dưới lưỡi và dầu CBD để hút vape.


Cách sử dụng

Sử dụng viên nang là cách đơn giản và thuận tiện nhất để dùng CBD. Bạn chỉ cần uống viên nang với khoảng 300ml nước. Hạn chế của đường uống là sinh khả dụng thấp và thời gian khởi phát tác dụng lâu hơn so với ngậm dưới lưỡi hoặc hút vape.

Phương pháp ngậm CBD dưới lưỡi cũng cực kỳ dễ dàng. Dầu CBD cần được đặt dưới lưỡi và giữ từ 60 đến 120 giây mà không nuốt để có đủ thời gian cho CBD khuếch tán hoàn toàn qua các tế bào biểu mô. Phương pháp này áp dụng với cả dầu hoặc cồn CBD. Bạn phải giữ CBD dưới lưỡi vì các vùng khác nhau của khoang miệng có thể không đủ khả năng thẩm thấu để CBD có thể khuếch tán vào máu. Dùng CBD ngậm dưới lưỡi giúp khởi phát tác dụng nhanh và sinh khả dụng cao.

Hút vape CBD có vẻ khó hơn một chút so với phương pháp ngậm CBD dưới lưỡi. Bước đầu tiên để hút vape đúng cách là xác định chính xác lượng CBD bạn tiêu thụ mỗi lần. Nếu ban đầu bạn cảm thấy không tự tin, bạn nên bắt đầu với lựa chọn dễ dàng nhất. Cartridge và pod là những công cụ đơn giản nhất cho người mới dùng. Bút vape có thể nạp lại có cấu tạo phức tạp hơn một chút, nhưng về lâu dài sẽ tiết kiệm chi phí hơn. Điều quan trọng là phải đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng.


Các lưu ý khi sử dụng CBD

Một số thông tin cơ bản

Trao đổi với bác sĩ của bạn về các triệu chứng, đáp ứng với CBD, một số tác dụng phụ,… để đảm bảo việc sử dụng CBD đạt hiệu quả nhất.

Chỉ mua các sản phẩm CBD từ các nguồn cung cấp đáng tin cậy với chứng nhận đăng ký kinh doanh, phiếu kiểm nghiệm sản phẩm, kiểm tra của bên thứ ba, v.v.

Không tự ý dùng thuốc và các sản phẩm bảo vệ sức khỏe (bao gồm thuốc kê đơn, thuốc không kê đơn, thảo dược, vitamin bổ sung) trừ khi bạn đã thảo luận với bác sĩ trước đó.

Nếu bạn sử dụng CBD bằng cách ngậm dưới lưỡi hoặc hút vape, có một số điều bạn nên lưu ý. Chúng tôi sẽ cung cấp thông tin chi tiết trong phần tiếp theo.


Ngậm CBD dưới lưỡi

Lắc kỹ trước khi sử dụng
Xác định số giọt phù hợp với liều lượng CBD tiêu thụ mỗi lần
Bắt đầu với liều thấp như chúng tôi khuyến cáo ở trên và tăng liều để thu được tác dụng mong muốn.
Ngậm CBD dưới lưỡi trong ít nhất 60 giây
Vô tình nuốt phải dầu CBD sẽ không gây ra bất kỳ rủi ro nào cho cơ thể của bạn. Tuy nhiên, một khi bạn nuốt phải, đồng nghĩa với bạn không nhận được lợi ích như khi đặt dưới lưỡi. Thay vào đó, bạn đang sử dụng CBD như những loại thực phẩm khác, CBD phải trải qua quá trình tiêu hóa, chuyển hóa trước khi được hấp thu vào máu và khởi phát tác dụng. Mặc dù nó không nguy hiểm, nhưng sinh khả dụng và thời gian khởi phát tác dụng của CBD sẽ bị ảnh hưởng.
Ngậm CBD dưới lưỡi sẽ giúp CBD được hấp thu trực tiếp vào máu, nên bạn không phải lo lắng khi dùng cùng thức ăn.
Sau khi ngậm đủ thời gian cần thiết, bạn có thể ăn uống tùy tích, tốt nhất nên đợi khoảng vài phút trước khi sử dụng thực phẩm.
Ngậm CBD dưới lưỡi hoàn toàn không gây vàng răng hoặc làm hơi thở bạn có mùi khó chịu.

Hút vape CBD

Xác định chính xác liều lượng CBD bạn cần dùng và dụng cụ hút phù hợp với bạn.
Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, đặc biệt nếu bạn là người dùng mới.
Chờ từ 5 - 10 phút giữa các lần hút và theo dõi đáp ứng của bạn với CBD.
Luôn bắt đầu với liều lượng thấp và tăng dần theo đáp ứng của cơ thể tới liều tối ưu.
Sau khi hít, bạn nên kiểm tra tuổi thọ của pin hoặc vệ sinh bình chứa vape nếu cần.

Tương tác thuốc

Những người đang cân nhắc hoặc đang sử dụng sản phẩm CBD nên luôn đề cập đến việc sử dụng chúng với bác sĩ của họ, đặc biệt nếu bạn đang dùng các loại thuốc khác hoặc có các bệnh lý, chẳng hạn như bệnh thận, bệnh gan, suy tim hoặc tình trạng suy giảm miễn dịch. Tư vấn từ Dược sĩ cũng là nguồn thông tin đáng tin cậy để giúp bạn tìm hiểu về tương tác của CBD với các chất thực phẩm bổ sung, thuốc không kê đơn hoặc thuốc được kê 

Phản hồi của khách hàng

Phản hồi sau 1 tháng sử dụng dầu CBD của HempSapa.
"Tôi được chẩn đoán mắc chứng trầm cảm, lo âu, căng thẳng và OCD vào năm 2014. Tôi bắt đầu dùng thuốc. Đã 5 năm trôi qua nhưng hiệu quả của thuốc chống trầm cảm rất thiếu ổn định và dường như không hiệu quả trong một số thời điểm. Thêm vào đó, nó mang lại cho tôi rất nhiều tác dụng phụ. Tôi được một người bạn từ các tiểu bang giới thiệu về cần sa y tế. Sau khi tìm hiểu, tôi quyết định chọn HempSapa và dùng thử sản phẩm CBD từ thương hiệu này. Tôi uống 5 giọt mỗi lần và dùng hai lần một ngày, tương đương với 20mg (10 giọt lọ 5%). Tôi sử dụng dầu CBD như một liệu pháp bổ sung bên cạnh việc dùng thuốc. Tâm trạng của tôi được cải thiện đáng kể sau 10 phút dùng nó bằng đường uống. Tôi có thể cảm nhận được những thay đổi rõ ràng chỉ sau 10 phút. Sau một tuần, tôi bắt đầu cảm thấy ổn định và thoải mái hơn, ngay cả trong những tình huống căng thẳng. Sau khi sử dụng dầu CBD, tôi đã cảm thấy bình tĩnh và thư giãn, đặc biệt với những áp lực từ cuộc sống thường ngày. Hơn nữa, cảm giác thèm ăn của tôi được cải thiện rất nhiều và tôi ngủ ngon hơn.
Tôi đã mua chai thứ hai. Cảm ơn sự hỗ trợ của bạn. Các bạn đã không có gì ngoài hữu ích và chuyên nghiệp. Tôi chắc chắn sẽ giới thiệu sản phẩm này đến bạn bè của tôi."

Thông qua bài viết này, chúng tôi đã đề cập đến tất cả các khía cạnh về lợi ích tiềm năng của CBD trong điều trị trầm cảm, cụ thể là những bằng chứng từ các thử nghiệm, tiềm năng sử dụng của CBD, liều lượng, tương tác thuốc, v.v. Lưu ý rằng CBD không được FDA chấp thuận để điều trị trầm cảm, bạn nên trao đổi với bác sĩ của bạn trước khi sử dụng CBD hoặc thay đổi kế hoạch điều trị của bạn để đảm bảo CBD đang hoạt động hiệu quả và an toàn.

Nguồn tham khảo:
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2823358/
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/29869197/
https://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S0165032718303100
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/32052321/

Quay lại blog